Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM - Bài ca ngợi em Trịnh Kim Tiến

Vậy là em Tiến đã trở thành một biểu tượng chống Tung Của. Chúc mừng em. 


Lời thì có thể xem ở đây!
Có phải em? Người con gái hiên ngang!
Quên thù riêng...theo Mệnh Nước lên đàng...
Chính là Em! Người con gái da vàng!
Đi giữa hàng người cát tiếng hô vang:
"Hãy xéo đi! Giặc Tàu phương Bắc!
Hãy quên đi mộng cướp biển tham tàn...
Hoàng, Trường Sa là đất của phương Nam
Hoàng, Trường Sa là đất của Việt Nam!"
Bốn nghìn năm cha ông ta dựng nước
Là dân Nam ta phải giữ cơ đồ!
Một nghìn năm nô lệ gông xiềng
Hận nghìn năm dân Việt đảo điên
Đất Việt Nam là đất của người Nam!
Biển Việt Nam là biển của dân Nam!!!
...Từ phương xa ngăn cách mấy đại dương
Thấy áo em bay giữa cờ gió lộng
Xin nghiêng mình tặng Em nhành Nguyệt Quế
Viết bài ca tặng Em người con gái Việt Nam!
Gửi tới em! Người con gái da vàng!
Gửi đến em! NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM!

Dzuylynh
California July.25.2011
Nguồn: http://vietduongnhan.blogspot.com/2011/07/trinh-kim-tien-nguoi-con-gai-viet-nam.html

Còn nghe nhạc và bài hát thì ở đây:
http://www.box.net/shared/rdet5gt6bjdr522u5j3f

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Một số hình ảnh đẹp ngày 24/07/2011

Nghệ sỹ già Tạ Chí Hải

 
Phóng viên một tờ báo nào đó ở Hồng Kong, có mặt lấy tin rồi chiều ra sân bay về Hồng Kong luôn

Trịnh Kim Tiến (Hoa khôi biểu tình)

Hoa Khôi tự tin trả lời phỏng vấn báo AP (Pháp)

Trai tài gái sắc

Chị Thu Hằng với những khẩu hiệu đầy sáng tạo. "Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh!"

Lê Dũng



 Chung tay vì non sông gấm vóc Việt Nam

TS. Nguyễn Xuân Diện tác nghiệp 

Nguyễn Quang Thạch đang trao đổi với phóng viên từ Đức Quốc


PV Mai kỳ báo RFI
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên
 Nóng, mệt nhưng nào xá chi
 
Già vẫn chưa hết nhiệt huyết 

 GS Hiển
 Phạm Xuân Nguyên, Bá Dũng
 Nguyễn Quang Thạch và một người bạn
 Gốc Sậy Nguyễn Hồng Kiên
 Biểu tượng mới xuất hiện tại Hà Nội



Mình thích nhất mấy kiểu ảnh đặc tả về nghệ sỹ Tạ Chí Hải

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

CHÍNH PHỦ PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG LIÊN TỤC THỰC THI CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA-TRƯỜNG SA

CHÍNH PHỦ PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG

LIÊN TỤC THỰC THI CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA-TRƯỜNG SA

(1909-1933)(*)
Đinh Kim Phúc
 “Hoàng Sa là một quần đảo thuộc về An Nam”
(Les Lettres étudiantes et curieuses-Tập 3 trang 38,
nhà xuất bản văn học Panthéon, năm 1843)
————–

Bản đồ khu vực Đông Nam Á do Jean Baptiste Nolin hoàn thành năm 1687.
 (Nguồn: Bản đồ ký hiệu C.C. 1144.A lưu trữ tại Thư viện quốc gia Bồ Đào Nha)

Khu vực quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa được ghi chú là: Baixos de Chapar de Pulls Scir (tạm dịch: Bãi cát Champa là bãi đá ngầm) nằm trong Vịnh Cochin Chine (Golfe de la Cochin Chine)
Khi nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, người Pháp đã nhận xét:
“Quần đảo Hoàng sa gồm những đảo nổi tiếng trong biên niên sử hàng hải qua chuyện mắc cạn của tàu “l’Amphirite”, chiếc tàu đầu tiên của Pháp dưới thời vua Louis XIV, đi từ Pháp qua Trung Quốc (1698).
Quần đảo nhỏ này có vị trí ở khoảng vĩ độ giữa Huế và Đà nẵng, chia làm hai nhóm: nhóm Croissant (Trăng Khuyết), ở gần bán đảo Đông Dương nhất, và nhóm l’Amphitrite (An Vĩnh), xa về phía Đông. Vị trí địa lý của quần đảo không ra ngoài phạm vi lãnh thổ của vua An Nam, Gia Long, đã đặt chủ quyền từ năm1806.
Nhóm Trường Sa, được biết dưới tên nhóm đảo Tempête (Bão Tố) nằm ở vị trí mà phần lớn thuộc Đông Dương, cùng vĩ độ của quần đảo Côn lôn. Một nhóm khoảng 14 đảo, Trường Sa trải rộng ở phía đông nam của Paradang, phía nam của Hoàng Sa, 594 dặm về phía Nam đảo Hải Nam. Các đảo này có nhiều đảo san hô, là nơi trú ẩn của vô số chim biển; là một vị trí tuyệt vời cho thủy phi cơ trong vùng Đông nam Á, nằm giữa khoảng cách giữa bán đảo Đông Dương và Bornéo”.(1)
Cho đến trước năm 1909, thế giới đã chứng kiến một sự kiện chưa từng có tiền lệ: quân đội của một nước da vàng đánh thắng quân đội của một nước da trắng. Đó là cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905).
Đây là một thắng lợi đầu tiên của một nước châu Á trước một cường quốc châu Âu trong thời kỳ hiện đại. Uy thế của Nhật Bản tăng lên nhanh chóng và bắt đầu được coi là một cường quốc đầu thế kỷ XX. Chủ nghĩa Đại Đông Á đang trên đà thẳng tiến.
Trước đó, trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895) và chiến thắng cũng đứng về phía Nhật Bản nên đã làm cho giới lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ thức tỉnh, họ bắt đầu coi trọng đại dương và chiến lược hướng ra đại dương cũng bắt đầu từ đó. Và phương Nam vẫn là hướng bành trướng truyền thống của các nhà nước phương Bắc.

Bản đồ Trung Quốc năm 1910 (thời Nhà Thanh)
[Bản đồ rõ ràng không phải của Trung Quốc mà do người phương Tây vẽ về thời nhà Thanh, Trung đế quốc vào năm 1910 AD, một năm sau chủ quyền của Trung Quốc bị đe dọa và bị bao vây hơn 70 năm.
Trong Bản đồ năm 1910 này, được vẽ một năm trước khi hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, Tuyên Thống (còn có tên Aisin-Gioro Pu Yi) thoái vị và cuối cùng đã kết thúc giai đoạn lịch sử phong kiến Trung Quốc, Trung Quốc được vẽ với ranh giới và sự xác định nhỏ nhất. Đáng chú ý là vùng Đông Bắc (Mãn Châu), và Nội Mông, cả hai vùng lãnh thổ trên danh nghĩa do Trung Quốc kiểm soát và thuộc chủ quyền của Trung Quốc được vẽ như các khu vực riêng biệt].
(Nguồn: http://www.drben.net/files/China/ChinaMaps-ALL/Historic_Maps/Qing_Dynasty-1644-1911/_Ancient_Maps__Asia_-_Chinese_Empire_1910-S_op_800×611.jpg)
Trong bối cảnh ấy, tầm quang trọng của hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa đã được nhận thức lại: “Các đảo nhỏ, đá ngầm mà trước đây chưa bao lâu, gây cản trở và làm người ta né tránh, thì hôm nay lại là chủ đề để người ta nghiên cứu, đặt tham vọng, và thay đổi quan điểm ngoại giao. Hậu quả là, người ta phát hiện ra những điều mà trước đây đã bỏ qua: đó là nơi có thể làm căn cứ không quân, điểm để quan sát và tuần cảnh trên biển”.(2)
Năm 1909, vì cho rằng quần đảo Hoàng Sa là vùng đất vô chủ, lần đầu tiên chính quyền Quảng Đông (Trung Quốc) đã tiến hành cho khảo sát Hoàng Sa. Quá trình tranh chấp biển Đông của Trung Quốc có thể nói rằng đã bắt đầu từ đây.
 “Vào năm 1909, hai tàu chiến nhỏ của Trung Hoa đến từ Quảng Châu, bất ngờ, buộc 2 người Đức giao nộp tài liệu khảo sát về quần đảo trong vòng 24 giờ, nhưng họ loan một mẫu tin trong một tờ báo lớn ở Quảng Châu, ngày 20 tháng 6, một tin quan trọng khôi hài: ‘Teo-tai-Li, như đã nói, là đã vẽ một bản đồ tổng quát về các đảo mà ông đã khám phá và 15 bản đồ riêng của cùng những đảo đó( trong vài giờ !)” (3)

Báo La Nature số 2916 ngày 1-11-1933
Xác nhận sự kiện trên, báo Advertiser số ra ngày thứ Ba, 29/6/1909 đã viết:
” Tin từ cảng Darwin hôm 28/6 – một nguồn tin từ Trường Sa (Hồ Nam, Trung Quốc) cho biết Trung Quốc vừa tiến hành một sứ mạng chính thức với sự tham dự của cả các sĩ quan chỉ huy cấp cao, đó là ra thăm quần đảo Hoàng Sa trên 3 pháo hạm Fupao, Chinhao và Kwong Kum để thượng cờ rồng (Long kỳ – cờ Thanh triều Trung Quốc) tại quần đảo này. Đảo Robert bị đổi tên thành đảo Fupao, đảo Cây thành đảo Chinhao sau khi hai con tàu trên tới các đảo này. Điều này cho thấy người Trung Quốc đang nhắm tới việc biến Zulinkan thành căn cứ phía Nam cho hải quân Trung Quốc trong tương lai”.(4)
Cũng trên báo Advertiser số ra ngày thứ Hai, 5-7-1909, tiếp tục đưa tin:
“Đô đốc Le và Taotai Li, những người vừa ghé thăm quần đảo Hoàng Sa, đã trình tấu cho Phó Vương Quảng Đông là hai đảo Fuk-Po và Mo-Huk có thể được dùng để làm thương cảng, và một cây cầu sẽ nối liền hai đảo. Họ cho biết các cơ sở làm nông nghiệp, sản xuất muối, và nghề cá có thể được duy trì trên những đảo này”.(5)

Tin về quần đảo Hoàng Sa trên trang 8 báo The Advertiser, ngày thứ Hai, 5-7-1909
Từ những sự kiện kể trên, cho đến nay các học giả Trung Quốc vẫn căn cứ vào đó coi như hồ sơ pháp lý của mình để hợp thức hóa trong việc lên tiếng chủ quyền của họ trên biển Đông. Nhưng phía Trung Quốc quên rằng trong các năm 1895, 1896 khi các ngư dân ở đảo Hải Nam ra cướp đồng trên các tàu bị đắm tại Hoàng Sa như tàu Bellona của Đức và tàu Imezi Maru của Nhật, chính phủ Anh đã phản kháng và Trung Quốc tuyên bố chính thức là quần đảo nầy không thuộc về mình.(6)
Trong khi ấy, sau khi Hoà ước Giáp Thân (1884), là Hoà ước được Triều đình Huế kí với nước Pháp công nhận cuộc bảo hộ của Pháp và kể từ đây thực dân Pháp đặt nền bảo hộ trên toàn cõi Việt Nam. Thực dân Pháp sẽ thay mặt Việt Nam trong những quan hệ ngoại giao với nước ngoài bên cạnh là đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Cũng theo tinh thần của Hòa ước Giáp Thân, thực dân Pháp tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa.
Trong khoảng thời gian từ 1894-1899, Pháp đã đạt được nhiều lợi ích từ Đông Dương, Trung Quốc và đạt được về nguyên tắc những lợi ích căn bản tại đây, nhưng cũng kể từ thời gian này, chính sách của chính phủ Pháp chú trọng đặc biệt vào châu Phi. Nhưng chúng tôi thấy rằng không vì lợi ích kinh tế ở Châu Phi và những khó khăn ở Đông Dương (lúc đầu người Pháp không mấy quan tâm đến Hoàng Sa) thực dân Pháp vẫn tiếp tục duy trì chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa:
“Cần nhắc lại rằng trong khoảng năm 1899, M. Doumer, khi đó là Thống đốc Toàn quyền Đông Dương, đã ra lịnh xây dựng một hải đăng trên đảo Hoàng Sa. Một dự án đã được thực hiện hoàn tất. Dự án này đã bị ngưng trệ một cách lặng lẽ trong khối nhiệm vụ của một quan toàn quyền”.(7)
Dự án này tuy được Toàn quyền Paul Doumer ủng hộ nhưng bất thành vì thiếu ngân quỹ. Giải thích về vấn đề, Báo La Nature có nhận xét: “Chính phủ Pháp, đã thiết lập sự đô hộ của họ đối với An Nam mà những hòn đảo này thuộc lãnh thổ của An Nam, nên Pháp có quyền sở hữu và trách nhiệm coi sóc đối với lãnh thổ mới này. Phải nhận thấy rằng họ đã hoàn toàn phớt lờ trách nhiệm cho đến hôm nay. Lý do vì lợi tức ít oi hoàn toàn không biện bạch được cho việc thờ ơ này”.(8)
Tuy nhiên, hải quân Pháp vẫn tuần tiễu vùng biển để giữ an ninh và cứu giúp các thuyền bị đắm: “Từ thời kỳ này đến 1920, quần đảo Hoàng Sa chìm vào quên lãng. Trong thời kỳ này, tàu của sở thuế Đông Dương thỉnh thoảng ghé nơi này nơi kia giữa các đảo của quần đảo, khi thì can thiệp giữa các người đánh cá Trung Hoa và An Nam khi họ hành nghề ở đó, bước đầu họ phải vất vả đánh bắt sản vật biển để sau đó đem bán cùng với các sản vật biển khác mà phụ nữ và trẻ em thu lượm được, khi thì ngăn chận bọn buôn lậu vũ khí và á phiện”.(9)
Bên cạnh việc giữgìn an ninh trên biển, năm 1917, 1918 trong các báo cáo của chính quyền Pháp tại Đông Dương, có đề cập đến việc cần thiết lắp đặt đài radio TSF, trạm quan sát thời tiết, hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa. Điều này cho thấy Pháp sớm quan tâm quản lý, thực thi chủ quyền Hoàng Sa trong Đông Dương thuộc Pháp. (10)
Vào cuối năm 1918, sự kiểm soát của Pháp trên biển Đông rất gắt gao, chính vì thế Nhật Bản phao tin là Pháp giành quyền khai thác phốt-phát. “Trường hợp hãng Mitsui Bussan Kaisha, đã từ lâu khai thác phốt-phát trên hai đảo Ile Boisee (Phú Lâm), và Ile Roberts (Cam Tuyền). Chính phủ Nhật Bản công nhận quyền hạn pháp lý của Pháp năm 1927. Trong bản tường trình cho Bộ Thuộc Địa tại Paris viết ngày 20 tháng ba năm 1930, chính phủ thực dân Pháp tường thuật rằng vào năm 1927 Lãnh Sự Nhật Bản tại Hà Nội, ông Kurosawa, đã thay mặt chính phủ Nhật Bản hỏi Pháp về tình trạng một số đảo trong vùng biển Đông. Nhưng Lãnh Sự Nhật Bản tuyên bố rằng, theo chỉ thị của chính phủ Nhật Bản, quần đảo Hoàng Sa dứt khoát không được bàn đến, vì Nhật Bản không hề tranh luận chủ quyền của Hoàng Sa với Pháp”.(11)
Trước tình hình đó, trong bài báo La perte du Haiphong của tạp chí L’Eveil économique de l’Indochine số 394 xuất bản tại Hà Nội ngày 28/12/1924 đã kêu gọi về sự cần thiết phải chiếm giữ và xây dựng các công trình trên quần đảo Hoàng Sa, lợi ích của việc xây hải đăng trên đảo Tri Tôn.(12)
Sự kiểm soát biển Đông có hiệu quả của của chính quyền thực dân Pháp đã dẫn đến điều kiện cho phép các cuộc thám hiểm khoa học trên quần đảo Hoàng Sa.
“Một cuộc khảo sát về độ sâu vào năm 1926 được tàu De Lanessan của Sở nghiên cứu hải dương và nghề cá Đông Dương thực hiện, với sự điều hành của D’A. Kempf, giám đốc Sở. Chuyến khảo sát đã ghi nhận thành phần cấu trúc duy nhất của đất đá trên các đảo và đảo nhỏ là đá vôi san hô, trên bề mặt là một lớp san hô sống, cát và sỏi đá vôi.
Người ta cũng thấy có một tầng đá vôi phos-phat dày chừng 1m với hàm lượng axit phos-pho-ric từ 23-25% trong tầng mặt, 42% ở tầng sâu (Phân tích của giám đốc phòng thí nghiệm hóa học Sàì gòn, M.Michel-chú thích của tác giả bài báo).
Sự khám phá ra mỏ khoáng này, thật có lợi như ta đã thấy, nhưng cho đến nay, chỉ có một công ty Nhật, vào năm 1920, được giấy phép của Tư lệnh hải quân Sài Gòn đến khai thác mỏ trên đảo Phú Lâm (Boisée) và Hữu Nhật (Roberts). Một số lượng phos-phat nào đó đã được đưa về qua một đoạn đường sắt nhỏ dẫn đến một cầu tàu dài 300m, nơi cập bến”.(13)
Hơn nữa, dường như khó có thể tiến hành khai thác nghề cá dưới dạng công nghiệp trên vùng đá san hô của quần đảo Hoàng Sa. “Quả vậy, những báo cáo của phái đoàn nghiên cứu của tàu De Lanessan nói rằng, dù tìm thấy có rất nhiều loài cá ở đó, nhưng cấu tạo của đáy biển ven bờ gây khó khăn cho việc dùng lưới, công việc mà người ta không thể thực hiện được trong vài phút ở vùng đáy biển gồ ghề nơi có đầy san hô đang sinh trưởng. Cuộc khảo sát đáy biển này, đoàn nghiên cứu đã thực hiện bằng phương cách chiếu sáng, cho phép Sở Hải dương học và Nghề cá Đông Dương ghi nhận các loài sinh vật biển chưa được biết đến ở đó cũng như có thể trao đổi qua lại giữa các thành viên trong đoàn về số liệu của những khối san hô và độ sâu các vùng trũng phân cách chúng. Nhưng phải nói là rất ấn tượng với khối nước 20m này, nó trong suốt như thủy tinh với những loài cá nhiều màu sắc rực rỡ lượn qua lại giữa các loài san hô đa dạng”.(14)
Mặc dù “Có vẻ như việc khai thác này không đem lại hiệu quả nên các công trình xây dựng từ lâu bị bỏ phế: cầu tàu, xe goòng, xà lan xi măng, máy chưng cất, v.v…Việc khai thác, thực tế có vẻ không hữu dụng: gió mạnh, tiếp tế lương thực tốn kém và sự an toàn khi chuyên chở hàng hóa rất bấp bênh. Hơn nữa, dường như khó có thể tiến hành khai thác nghề cá dưới dạng công nghiệp trên vùng đá san hô của quần đảo Hoàng Sa. Quả vậy, những báo cáo của phái đoàn nghiên cứu của tàu De Lanessan nói rằng, dù tìm thấy có rất nhiều loài cá ở đó, nhưng cấu tạo của đáy biển ven bờ gây khó khăn cho việc dùng lưới, công việc mà người ta không thể thực hiện được trong vài phút ở vùng đáy biển gồ ghề nơi có đầy san hô đang sinh trưởng”.(15)
Nhưng “Tốt hơn là các quy định này được lập ra khi chính phủ đặt trên khối đá ngầm này một hải đăng hiệu quả cho phép tàu đi biển không gặp nguy hiểm khi đi gần đến đó. Sẽ rất tuyệt vời nếu đặt thêm vào nơi đó một trung tâm thông tin khí tượng, ở nơi có nhiều cơn bão chính đi qua trong vùng biển Trung Hoa, để tổ chức và hoạt động của trung tâm này đưa ra những cảnh báo thời tiết.(16)
Chính vì vậy, D’A. Kempf đã đề xuất thiết lập một đài quan sát và một ngọn hải đăng và nếu có thể là một bến cảng tại Hoàng Sa để có chỗ cho ngư dân tránh bão và bảo vệ ngư dân An Nam.(17)
“Quyền hạn pháp lý của Pháp vững chắc, và yên ổn đủ để cho phép các cuộc thám hiểm khoa học trên quần đảo Hoàng Sa. Một danh sách đáng kể gồm các công trình nghiên cứu khoa học trong mọi lãnh vực đã được công bố bởi các viện thuộc địa và học giả. Từ 1925, sau sứ mạng khoa học lần đầu tiên trên thuyền De Lanessan do các khoa học gia thuộc Hải Học Viện Nha Trang nổi tiếng thực hiện, những kiến thức về quần đảo Hoàng Sa được thu thập nhiều”.(18)
Trong một báo cáo năm 1933 về tình hình kinh tế, tài chính của chính quyền thuộc địa Pháp tại Đông Dương có nói những hoạt động chính của tàu De Lanessan trong chuyến khảo sát quần đảo Trường Sa. Các đảo được khảo sát gồm có đảo An Bang (Amboyna Cay), Đá Tây (Récif London Ouest), Đá Chữ Thập (Fiery Cross), đảo Ba Bình (Itu Aba) và cụm Tizard, đảo Loại Ta, Đá Subi, đảo Thị Tứ, đảo Song Tử Đông (Cay de l’Alerte) và cụm Song Tử (North Danger) (19) đã chứng chứng tỏ chính phủ Pháp đã có trách nhiệm trong việc chiếm hữu, khai thác liên tục và có hiệu quả trên vùng biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.
“Bằng những hành động kể trên, người Pháp nhận lấy pháp quyền và trách nhiệm giao nhượng cho họ từ người Việt Nam bị bảo hộ, tiếp tục bảo đảm quyền hạn pháp lý thay mặt cho người Việt Nam. Tuy nhiên, khi đối diện với yêu sách không căn cứ và hành động bất hợp pháp của Trung Hoa về quần đảo Hoàng Sa năm 1932, người Pháp cảm thấy cần phải có biện pháp phòng thủ. Từ năm 1909, Trung Quốc thỉnh thoảng đòi chủ quyền trên đảo. Một lần trong năm 1909, chính quyền tỉnh Kuang Tung (Quảng Đông) cho tàu chiến ra thám hiểm đảo. Ngày 20 tháng ba, 1921 tỉnh trưởng Kuang Tung ký một sắc lệnh kỳ lạ sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào lãnh thổ đảo Hải Nam. Tuy nhiên, hành động của ông không ai biết đến, vì nó chỉ được ghi chép trong văn bản của địa phương, do đó thế giới không biết đến để bình phẩm hoặc chống lại. Tuy Trung Quốc không đưa người ra chiếm đảo, nhưng Pháp thấy rằng những hành động đó khiến Pháp phải ra tay trước. Thí dụ, năm 1930 thủy thủ đoàn trên tàu La Malicieuse đổ bộ lên nhiều đảo trong quần đảo Hoàng Sa để cắm cờ và mốc chủ quyền”.(20)
Năm 1927, với tựa đề “Chronique des mines” tác giả bài báo đã đề cập đến việc quần đảo Hoàng Sa là một phần của An Nam nhưng chính phủ Pháp đã không có những hành động thiết thực để chứng minh chủ quyền của An Nam khi đó là nước được Pháp bảo hộ và để cho Trung Quốc nghiễm nhiên coi Hoàng Sa là của Trung Quốc (21).
Đứng trước tình hình đó, “Ngày 4-12-1931 và ngày 24-4-1932, Pháp phản kháng Chính phủ Trung Quốc về việc chính quyền Quảng Đông lúc đó có ý định cho đấu thầu khai thác phân chim trên quần đảo Hoàng Sa”.(22)
Năm 1933, chính quyền Pháp quyết định thiết lập chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.
Báo Le journal officiel trong số báo ngày 1 tháng 7 năm 1933, đã đăng tải một thông tin liên quan đến việc các đơn vị hải quân Pháp chiếm hữu một số đảo và đảo nhỏ nằm trong vùng biển Đông, giữa các đảo của Philippines, Bornéo và Đông Dương.
“Pháp đã biết đến nhóm đảo này, vào ngày 13 tháng 4 năm 1930, bởi tàu chiến nhẹ “ La Malicieuse”. Ngày 7 và 10 tháng 4 năm 1933, đảo đã được đặt cột mốc xác định chủ quyền bởi các thông báo hạm “ Astrolabe” và “ Alerte”; cuối cùng vào ngày 25 tháng 4 năm 1938, một cột cờ đã được dựng lên bởi tuần dương hạm “ Duguay-Trouin”.(23)
Cáo thị sát nhập đăng trên báo “Journal Officiel” ngày 26 tháng 7 năm 1933.
 “Công bố quyền thủ đắc do chiếm cứ các đảo do các đơn vị Hải Quân Pháp thực hiện.”
Chính phủ Pháp quốc nay long trọng công bố sự kiện chiếm cứ các đảo nêu trên do Hải Quân
Pháp thực hiện.
1.    Trường Sa, tọa lạc tại vĩ tuyến 8 độ 39 Bắc và 111 độ kinh Tuyến Đông cùng một số đảo nhỏ khác trong vùng.(Chiếm cứ ngày 13 tháng 4 năm 1930).
2.    Cồn Am Bang (Amboine) tọa lạc tại vĩ tuyến 7 độ 52 Bắc và kinh tuyến 115 độ 55 Đông cùng một số đảo nhỏ trong vùng.(Chiếm cứ ngày 7 tháng 4 năm 1933).
3.    Đảo Ba Bình (Ita Aba) tọa lạc tại vĩ tuyến 10 độ 2 Bắc và kinh tuyến 114 độ 21 Đông cùng một số đảo khác trong vùng.(Chiếm cứ ngày 10 tháng 4 năm 1933).
4.    Nhóm hai đảo tọa lạc tại vĩ tuyến 111 độ 29 Bắc, kinh tuyến 114 độ 21 Đông cùng một số đảo nhỏ khác trong vùng (36).(Chiếm cứ ngày 10 tháng 4 năm 1933).
5.    Loại Tá (Loaita) tọa lạc tại vĩ tuyến 10 độ 42 Bắc kinh tuyến 114 độ 25 Đông cùng một số đảo nhỏ khác.(Chiếm cứ ngày 12 tháng 4 năm 1933).
6.    Đảo Thị Tứ (Thitu) tọa lạc tại vĩ tuyến 11 độ 7 Bắc và kinh tuyến 114 độ 16 Đông cùng một số đảo khác.(Chiếm cứ ngày 12 tháng 4 năm 1933).
Tất cả các đảo nêu trên sẽ thuộc chủ quyền của nước Pháp kể từ ngày hôm nay (công bố nầy có hiệu lực hủy bỏ tất cả các công bố được liệt vào sổ bộ trước đây).
                                                                                               Ngày 25 tháng 7 năm 1933.
Để kết luận cho bài viết này, chúng tôi xin mượn lời kết của báo La Nature:
“Chính phủ Pháp, đã thiết lập sự đô hộ của họ đối với An Nam mà những hòn đảo này thuộc lãnh thổ của An Nam, nên Pháp có quyền sở hữu và trách nhiệm coi sóc đối với lãnh thổ mới này”.(24)
-
Chú thích:
(*) Tất cả những tư liệu được trình bày trong bài viết này chúng tôi thiết nghĩ cũng chưa đủ để làm rõ vấn đề như tựa bài viết mà chúng tôi đã chọn, mong nhận được sự đóng góp thêm của bạn đọc.
Nhân đây chúng tôi xin chân thành cám ơn các bạn hhhh, Sanleo, Submarine và Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa (HSO) đã  tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp cận tài liệu của các bạn.
(1)(2) Madrolle Claudius – Vấn đề Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa – trong : Chính sách nước ngoài – số 3 – 1939 – năm thứ tư, trang 302-312 (http://www.persee.fr)
(3) Báo “ La Nature” số 2916 ngày 1 tháng 11 năm 1933, phát hành vào ngày 1 và 15 hằng tháng. Tài liệu lưu trử của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.
(4) Báo Advertiser số ra ngày thứ 3, 29/6/1909, trang 7. Tài liệu lưu trử của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.
(5) The Advertiser, Monday 5 July 1909, page 8. Tài liệu lưu trử của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.
(6) Bài báo “L’histoire moderne des iles Paracels” đăng trên tờ báo “L’ Eveil de l’Indochine” số 738 năm thứ 16, phát hành ngày 22/5/1932 tại Hà Nội. Tài liệu lưu trử của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.
(7) Báo “ La Nature” số 2916 ngày 1 tháng 11 năm 1933, tài liệu đã dẫn.
(8) Báo “ La Nature” số 2916 ngày 1 tháng 11 năm 1933, tài liệu đã dẫn.
(9) Báo “ La Nature” số 2916 ngày 1 tháng 11 năm 1933, tài liệu đã dẫn.
- Gouvernment général de l’Indochine – Conseil de Gouvernment: Session ordinaire de 1918. Tài liệu lưu trử của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.
(11) Bạch Thư về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Ngoại Giao, Sài-gòn, 1975
(12) L’Eveil économique de l’Indochine N394: La perte du Haiphong 28/12/1924. Tài liệu lưu trử của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.
(13) Báo “ La Nature” số 2916 ngày 1 tháng 11 năm 1933, tài liệu đã dẫn.
(14) Báo “ La Nature” số 2916 ngày 1 tháng 11 năm 1933, tài liệu đã dẫn.
(15) Báo “ La Nature” số 2916 ngày 1 tháng 11 năm 1933, tài liệu đã dẫn.
(16) Báo “ La Nature” số 2916 ngày 1 tháng 11 năm 1933, tài liệu đã dẫn.
(17) L’ Eveil de l’Indochine N419. Du Charbon pour le “de Lanessan”.1925/06/21. Tài liệu lưu trử của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.
(18) Bạch Thư về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Ngoại Giao, Sài-gòn, 1975
(19) Océanographie physicque et biologique 1932, 1933. Tài liệu lưu trử của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.
(20) Bạch Thư về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Ngoại Giao, Sài-gòn, 1975
(21) L’ Eveil de l’Indochine N502 . Chronique des mines . 1927/01/23. Tài liệu lưu trử của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.
(22) Quần Ðảo Hoàng Sa và Trường Sa-Lãnh Thổ Việt Nam.
(23) Madrolle Claudius – Vấn đề Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa – Tài liệu đã dẫn.
(24) Báo “ La Nature” số 2916 ngày 1 tháng 11 năm 1933, tài liệu đã dẫn.

Nguồn: Basamblog

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Người ngoài đừng xía vào, người trong đừng làm lớn chuyện

Zhou Feng - DCVOnline lược dịch

Tăng sự căng thẳng không có lợi cho việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông

Trong những ngày gần đây, Việt Nam đã cáo buộc tàu giám sát đại dương của Trung Quốc vi phạm “chủ quyền” của Việt Nam bằng cách gián đoạn hoạt động thăm dò dầu khí trong vùng biển của Việt Nam.

Theo tin nước ngoài, Việt Nam đã tổ chức diễn tập hải quân bắn đạn thật trên đảo Hòn Ông trong vùng tự tuyên bố kinh tế độc quyền tại Biển Đông vào đêm 13 tháng 6. Hành động như vậy chỉ làm tăng mâu thuẫn, làm nổi bật việc tranh chấp và không có lợi cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông (Báo Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Quốc).

Từ lâu nay tranh chấp Biển Đông không thể được giải quyết qua đêm, tất cả mọi phía liên hệ nên xử lý các tranh chấp bằng đối thoại và tham vấn với một thái độ chân thành và kiên nhẫn. Trung Quốc đã thể hiện sự chân thành và kiên nhẫn rất lớn trong nỗ lực giải quyết tranh chấp. Trung Quốc đã luôn luôn giữ lập trường này. Hong Lei, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và sẵn sàng hợp tác với các nước có liên quan để biến Biển Đông thành một biển của tình hữu nghị, hòa bình và hợp tác.

Xem xét tình hình chung, vị trí của Trung Quốc về vấn đề này là cởi mở và trung thực. Là quốc gia đầu tiên phát hiện và phát triển các đảo trong Biển Đông, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên các hải đảo và vùng biển xung quanh. Người dân Trung Quốc tiến hành các hoạt động đi biển, thương mại và đánh cá ở Biển Đông vào đầu triều đại Tần và Hán. Những hòn đảo trên biển đã được đưa vào lãnh thổ của Trung Quốc trong triều đại nhà Đường, nhà Minh cũng đặt biển Đông thuộc thẩm quyền của Trung Quốc và đã gởi các quan chức đi thanh tra.

Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng nghiêm khắc khi Nhật Bản và Pháp tiến hành các hoạt động phát triển kinh tế trong biển Đông mà không được phép trong những năm 1920 và năm 1930. Quân đội Nhật chiếm đóng các đảo trong Biển Đông trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi Nhật đầu hàng, Trung Quốc giành lại chủ quyền trên quần đảo và đặt biển Đông thuộc thẩm quyền của tỉnh Quảng Đông. Vào lúc đó, không ai trong số các nước xung quanh phản đối thẩm quyền chủ quyền của Trung Quốc trên biển. Trong một tuyên bố lãnh hải năm 1958, chính phủ Trung Quốc công bố rằng Biển Đông là một phần của lãnh thổ Trung Quốc, và Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Việt Nam (Dân Chủ Cộng hoà – Việt Cộng), vào thời điểm đó, bày tỏ sự thỏa thuận.


Cựu TT nước VNDCCH, Phạm Văn Đồng
Nguồn Ảnh: OntheNet

Tình hình ở Biển Nam Trung Quốc đã rất yên tĩnh và tất cả các nước liên quan đến vùng tranh chấp đều thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông cho đến khi một bộ phận năng lượng của Liên Hiệp Quốc đưa ra báo cáo về trữ lượng dầu lớn ở Biển Đông vào năm 1968. Khi báo cáo được công bố, các nước gần biển Đông liền tuyên bố chủ quyền trên các đảo trước khi tiến chiếm một số quần đảo, dẫn đến sự tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Rõ ràng nguyên nhân gốc đằng sau những tranh chấp ở Biển Đông nằm ở một số nước thèm muốn nguồn tài nguyên dầu mỏ ở đó.

Không chấp nhất những các sự kiện đã xảy ra cùng xem xét tình hình chung, Trung Quốc vẫn tôn trọng các nguyên tắc bảo vệ hoà bình và hữu nghị. Trung Quốc đề xuất “Bảo vệ chủ quyền của mình, đình chỉ tranh chấp, cùng nhau phát triển tài nguyên,” trong một hy vọng để giải quyết tranh chấp Biển Đông với các nước liên quan bằng tham vấn hoà hoãn và khai thác chung. Trung Quốc và các nước liên quan đã ký bản “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” vào ngày 4 tháng 11 năm 2002: “Trong khi chờ giải quyết toàn diện và bền của tranh chấp, các bên liên quan có thể thăm dò hoặc thực hiện các hoạt động hợp tác.” Sau đó, Trung Quốc đã nhấn mạnh một lần nữa rằng đó là cam kết làm cho biển Đông thanh “một biển hòa bình” và “một biển của hợp tác.”

Là một nước lớn giữa các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã giữ một thái độ khoan dung và thực hiện các kiến nghị nói trên thay vì sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng hành động quân sự bởi vì Trung Quốc không chỉ tìm cách xây dựng một môi trường thân thiện với láng giềng cùng lúc đổi mới, mở cửa và chương trình hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội mà còn giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển của toàn bộ khu vực Đông Á.

Nhờ những nỗ lực của Trung Quốc và các bên liên quan, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với Philippines trong tháng 11 năm 2004 về thăm dò dầu khí thiên nhiên chung trong khu vực tranh chấp. Ba công ty dầu mỏ từ Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đã ký “Thỏa thuận ba bên cho Hợp sát địa chấn biển chung trong Khu vực Thỏa thuận tại Biển Đông” tại Manila tháng 3 năm 2005. Các thỏa thuận này không chỉ là thực hành của nhừng đề nghị của Trung Quốc, “đình chỉ tranh chấp và cùng nhau phát triển nguồn tài nguyên,” nhưng cũng là bước đi chính yếu để thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” do Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN soạn thảo.

Trong bầu không khí của đối thoại và tham vấn về tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN kể cả Việt Nam và Philippines đã ký kết các văn bản khung về quan hệ song phương hướng tới thế kỷ 21 1999-2000. Trung Quốc chính thức gia nhập hiệp ước chính trị của ASEAN, “Hiệp ước Thân hữu và Hợp tác ở Đông Nam Á” vào tháng Mười năm 2003 như một nước lớn ngoài khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, hai bên cũng công bố việc thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược.

Việc thành lập đối tác chiến lược này cho thấy Trung Quốc sẵn sàng là láng giềng tốt và đối tác tốt của ASEAN và tìm kiếm sự phát triển chung hướng tới tương lai và cũng chỉ ra rằng biển Đông đã trở thành một tranh chấp giữa các đối tác chiến lược. Những tranh chấp đó phải được cả hai bên giải quyết một cách hòa bình bằng các hiệp thương hữu nghị và Trung Quốc kịch liệt phản đối các quốc gia không lien can đến Biển Đông can thiệp vào tranh chấp và lam sự việc trở thành một sự kiện quốc tế đa phương và làm lớn chuyện.

Lịch sử đã chứng minh rằng dựng hình tranh chấp, tăng cường căng thẳng, và ngaycả quốc tế hóa tranh chấp sẽ chỉ làm cho sự việc đi từ xấu đến tệ hơn. Vì vậy, các nước liên quan nên ngừng những hành động đơn phương có thể dẫn đến việc làm lớn chuyện và phức tạp hoá vấn đề của tranh chấp, và không nên tuyên bố, nhận xét vô trách nhiệm không đúng với sự kiện. Chỉ có tham vấn trực tiếp với sự chân thành và kiên nhẫn, Trung Quốc và các nước liên quan khác mới tìm được cách để giải quyết tranh chấp đúng đắn và tạo ra một “biển hòa bình, biển của tình bạn, và biển của hợp tác.”

DCV online

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Video Clip chân thực về vụ Thiên An Môn

Loạt bài về tình hình biển Đông trên báo Yomori - Nhật Bản


南シナ海紛糾 膨張中国に自制を求めたい(610日付・読売社説)

 南シナ海の領有権と海洋権益を巡り、中国と東南アジア諸国との確執が深まっている。中国側に自制を求めたい。
 ベトナムの石油探査船が5月下旬、同国中部沖合の南シナ海で、中国の監視船によって、探査用ケーブルを切断された。
 ベトナム政府は、現場は同国の排他的経済水域(EEZ)内であるとして、中国に抗議するとともに、損害賠償を求めた。
 中国政府は、問題の海域について、「主権と管轄権を有する」と反論したが、一方的な実力行使は許されるものではない。
 同じ時期、南シナ海のスプラトリー(南沙)諸島では、フィリピンが領有権を主張する岩礁に、中国側が鉄柱やブイを設置した。
 2002年に中国と東南アジア諸国連合(ASEAN)が署名した「南シナ海行動宣言」では、新たな建造物などの建設は控える、としている。中国の今回の行動はこれに反するものだ。
 中国の梁光烈国防相は今週、シンガポールでのアジア安全保障会議で演説し、「中国は南シナ海の平和維持に尽力しており、情勢は安定している」と語った。
 ベトナムとフィリピンの国防相が、直ちに反論したのは当然だろう。言行不一致の対応では、国際社会からの信頼は得られまい。
 海洋権益を巡り、中国が実力行使に出る背景には、今年から2015年までの5か年計画で、海洋権益の保護と拡大を重視する方針を掲げていることがある。
 南シナ海が中国の内海になるのを阻むには、ASEANが一致団結することが肝要だ。
 ASEANは5月初めの首脳会議で、南シナ海での紛争を話し合いで解決することを規定した「行動宣言」を、法的拘束力を伴う「行動規範」へ格上げするため、協議開始を決めた。
 中国も「行動規範」の協議に応じるべきである。
 南シナ海は日本に原油を運ぶ船舶が航行する要路、シーレーン(海上交通路)が通る海域だ。
 ゲーツ米国防長官は先の安保会議で、南シナ海の自由航行権などを守るために、米国が軍事的関与を続けて行くと表明した。
 利害を共有する日本も、米国と連携し、ASEAN諸国への支援をさらに強化する必要がある。
20116100112  読売新聞)

南シナ海を「西フィリピン海」中国に抗議の意

【バンコク=深沢淳一】フィリピン政府は、中国と領有権問題で対立している南シナ海の名称を「西フィリピン海」に変更した。
http://img.ak.impact-ad.jp/ic/yl/2008/03/l1x1-0d3a1fb758df89fe76286575fa2fbffc9ae83d03.gif AFP通信によると、フィリピン外務省はすでに1日から、この名称を使っており、大統領府は「どう呼ぶかは各国の自由だ。名称も自然なものだ」としている。
 フィリピンは最近、中国が南シナ海のスプラトリー(南沙)諸島で新たに資源探査の準備を進め、フィリピン漁船の活動も妨害しているとして、中国へ の反発を強めている。名称変更により、領有権を強調し、中国に抗議の意思を示す狙いだ。ベトナムも南シナ海を「東海」と名付けている。
20116141934  読売新聞)

中国「南シナ海は国際社会で通用している」

 【北京=大木聖馬】中国外務省の洪磊・副報道局長は14日の定例記者会見で、ベトナムが南シナ海で軍事演習を実施したことについて、「関係国が地域の平和と安定に有利となることをすることを希望する」と述べ、ベトナムを暗に批判した。
http://img.ak.impact-ad.jp/ic/yl/2008/03/l1x1-0d3a1fb758df89fe76286575fa2fbffc9ae83d03.gif また、米国などから中国の南シナ海での行動に批判が出ていることについて、「非当事国は当事国が直接協議を通じて争いを解決しようとする努力を尊重するよう希望する」と反論した。
 一方、フィリピンが南シナ海の名称を「西フィリピン海」に変更したことについて、「『南シナ海』は国際社会で通用している名だ」と述べた。
20116150030  読売新聞)

中国が南シナ海で軍事演習、ベトナムけん制か

 【北京=大木聖馬】中国共産党機関紙・人民日報系列の国際問題専門紙「環球時報」(電子版)は17日、中国海軍が最近、南シナ海で軍事演習を実施したと報じた。
http://img.ak.impact-ad.jp/ic/yl/2008/03/l1x1-0d3a1fb758df89fe76286575fa2fbffc9ae83d03.gif 演習の公表は、海洋権益を巡って対立するベトナムなどをけん制する狙いとみられる。
 報道によると、海軍は中国・海南島付近の南シナ海で、国家海洋局や国境警備隊などと合同で計14隻の駆逐艦、巡視船や2機の作戦機を出動させ、対潜水艦パトロール訓練や上陸訓練などを行った。報道は、演習実施の具体的な時期については明らかにしていない。
20116172105  読売新聞)

海洋安全保障 中国けん制へ国際連携図れ(620日付・読売社説)

中国の著しい海洋進出で、急速に変わりつつあるアジアの安全保障環境に、日本は適切に対処していく必要がある。
 菅首相とインドネシアのユドヨノ大統領が17日、東京で会談し、マラッカ海峡や南シナ海などにおける海賊対策や安全保障の問題での協力を一層強めていくことで一致した。
 こうした海域は、中東と北東アジアを結ぶ海上交通路(シーレーン)であり、貿易立国の日本にとっては極めて重要である。
 両国は、津波などに備える防災協力や、地球温暖化問題への対応、外相、防衛相、経済産業相ら閣僚による各協議の定例化についても合意した。
 東南アジア諸国連合(ASEAN)の中核を占めるインドネシアと日本が、対話を重ね、地域の安定化に向けて協力できるようになれば、意義は大きい。
 両首脳が戦略的関係の強化を図るのは、「海洋大国」を目指す中国に共同で対処する必要があるとの判断からだ。
 中国は、南シナ海の領有権や海洋権益を巡り、ベトナムやフィリピンなどとのトラブルが絶えない。武力による威嚇も辞さない構えの中国の姿勢に対し、ASEAN各国は不安感を強めている。
 こうした中国の動きに対して、ASEANは、南シナ海での紛争を話し合いで解決するとした「行動宣言」を、法的拘束力を伴う「行動規範」に格上げすることを目指している。中国はこの協議に前向きに応じる必要があろう。
 懸念されるのは、日本近海でも最近、中国海軍が活動を活発化させていることである。
 中国海軍の駆逐艦など11隻が6月上旬、沖縄本島と先島諸島の間を通り抜け、フィリピン東方沖の西太平洋で演習を実施している。遠洋での演習は、年々規模も内容も拡充されている。
 中国海軍の増強は、東シナ海で尖閣諸島やガス田問題を巡って、中国と対立する日本にとっても看過できない。
 日本政府は、インドネシアと同様に、対中警戒感を強める他のアジア諸国とも、重層的で幅広い対話の枠組みを構築していかなければならない。米国との同盟を深化させることも、中国へのけん制となるはずだ。
 7月のASEAN地域フォーラム(ARF)や、秋の東アジア首脳会議(EAS)などの機会を積極的に利用すべきだろう。各国が連携して、中国に自制を促せるよう知恵を絞る必要がある。
20116200059  読売新聞)